Banner
Banner Mobile

THAY ĐỔI PHƯƠNG PHÁP ĐỂ HỌC TẬP HIỆU QUẢ

THAY ĐỔI PHƯƠNG PHÁP ĐỂ HỌC TẬP HIỆU QUẢ
Trong cuộc sống hiện đại, việc học rất được xem trọng. Chúng ta học kiến thức. Chúng ta học các môn năng khiếu. Chúng ta học giao tiếp, kỹ năng sống. Có nhiều thứ cần phải học, vậy làm sao để việc học đạt được hiệu quả?

1. Lập ra kế hoạch cụ thể:
- Hãy suy nghĩ trong đầu việc bạn cần phải học và muốn học.
- Lập sổ kế hoạch và viết ra giấy.
- Suy nghĩ những việc cần phải làm để tạo chiến lược học tập hiệu quả.
Ví dụ: Hãy suy nghĩ các loại câu hỏi và các dạng bài tập sẽ được học trong tiết học tới, đặt mục tiêu trong mỗi buổi học để cuối mỗi buổi học chúng ta sẽ tổng kết là mình đã hoàn thành được bao nhiêu phần trăm phần bài học đó.
Lập sổ kế hoạch hợp lý

2. Ghi chú đầy đủ và cẩn thận:
Kiến thức là vô tận và não bộ không thể nào ghi nhớ được tất cả trong thời gian ngắn, vì vậy mà chúng ta không nên ngần ngại ghi chú lại những gì cần nhớ. Chúng ta nên làm quen vàtạo thói quen vẽ sơ đồ tư duy sau mỗi tiết học để hệ thống kiến thức một cách khoa học.
3. Đặt câu hỏi khi bạn chưa hiểu:
Hãy giơ tay đặt câu hỏi khi chưa thật hiểu bài. Điều này rất cần thiết. Đừng ngần ngại đặt câu hỏi cho giáo viên để kịp thời phát hiện ra những lỗ hổng kiến thức. Việc lắp đầy lỗ hổng kiến thức này sẽ giúp cho các em có cái nhìn tổng quan về bài học và ghi nhớ lâu hơn.

4. Luôn tập trung trong giờ học:
Luôn lắng nghe lời thầy cô giảng trong lớp học và ghi chú lại đầy đủ là các em đã học thuộc một phần bài học và đảm bảo rằng các em sẽ không bò sót bất kỳ ý chính nào của bài học.
5. Xem lại những ghi chú:
Sau mỗi giờ học ở lại, các em nên xem lại ghi chú. Điều này sẽ giúp các em hệ thống được bài học và chuyển từ ghi nhớ ngắn hạn thành ghi nhớ dài hạn trong bộ não. Nên tạo thói quen tốt này mỗi ngày. Mỗi ngày nạp thêm kiến thức mới sẽ giúp các em nhớ được nhiều hơn, lâu hơn. Đừng để đến mỗi kỳ kiểm tra, kỳ thi mới bắt đầu học thì không kịp. Đừng để sự trì hoãn làm các em thiếu chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức.
6. Nên chia ra thành những buổi học ngắn:
Não bộ của mỗi người chỉ có thể tập trung và nạp kiến thức trong khoảng 45 phút đầu tiên, vì vậy, các em nên chia thành những buổi học ngắn, có thể sau mỗi 30-45 phút, các em nên dành ra khoảng 5 - 10 phút nghe một bản nhạc hay chỉ là đứng dậy cũng giúp cho việc nạp năng lượng cho não bộ. Việc kết hợp giữa học và nghỉ hợp lý cũng giúp cho các em học tập hiệu quả hơn.
7. Sắp xếp kế hoạch hợp lý:
Lập kế hoạch ra sổ tay và đánh số thứ tự những việc cần làm trước tiên. Vậy này, giúp ích cho việc giảm tải cho não rất nhiều. Sổ kế hoạch sẽ giúp bạn không bỏ sót bất cứ việc quan trọn nào. Bạn nên đặt deadline và làm đúng theo kế hoạch đã đặt ra.
8. Trò chuyện cùng giáo viên:
Giáo viên sẽ là người định hướng và đưa ra kiến thức một cách dễ hiểu và chính xác nhất. Nên trò chuyện với giáo viên sau mỗi buổi học, sẽ giúp các em dạn dĩ hơn trong giao tiếp và luôn cập nhật kiến thức một cách nhanh nhất.
9. Học nhóm cùng bạn:
Có thể các em sẽ nổi trội ở môn này, bạn khác lại nổi bậc ở một môn khác. Việc học nhóm sẽ giúp cả hai cùng nhau tiến bộ, cùng đặt mục tiêu và cố gắng hoàn thảnh mục tiêu đó.

10. Chủ động tránh xa những tiếng ồn:
Tiếng ồn đến từ mọi nơi, từ bạn bè trong lớp, từ điện thoại, tiếng xe cộ hay những công trình xung quanh. Tiếng ồn sẽ làm các em mất tập trung và ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Vì vậy, các em hãy chủ động hơn trong việc tránh xa những tiếng ồn, từ đó sẽ nâng cao chất lượng học tập.
11. Nên học cùng gia sư:
Cùng với xã hội phát triển hiện nay thì việc học Gia Sư cũng phổ biến. Việc tìm một Gia Sư phù hợp, sẽ giúp các tiết kiệm được thời gian tự tìm hiểu, có người định hướng và lắp đầy kiến thức.

Trung Tâm Gia Sư Nhân Văn